Khám phá chu trình PDCA giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, phát triển vượt trội

Là một người lãnh đạo, ai ai cũng mong muốn nhân viên của mình làm việc với hiệu suất cao, gia tăng doanh số nhanh chóng, nhân bản doanh nghiệp và vươn tầm quốc tế. Để làm được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch, quy trình, hệ thống hoạt động bài bản, chuyên nghiệp. Và chu trình PDCA trong cuốn sách “Giải Phóng Lãnh Đạo” chính là một trong những điều tuyệt vời mà bạn đang tìm kiếm để phát triển doanh nghiệp của mình.

Chu trình PDCA để "Giải Phóng Lãnh Đạo"
Chu trình PDCA để “Giải Phóng Lãnh Đạo”

Giải mã chu trình PDCA trong sách “Giải Phóng Lãnh Đạo”

Chu trình PDCA là chu trình cải tiến liên tục được tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Về bản chất, PDCA được coi là một chu trình hoàn hảo được áp dụng để cải tiến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trong các doanh nghiệp. Trên thực tế, việc áp dụng được chu trình PDCA và mang lại hiệu quả tốt khó hơn rất nhiều so với cái tên của nó. Tuy nhiên, về mặt nền tảng, nếu như thực hiện nghiêm chỉnh các bước như sau thì vẫn đạt được kết quả đáng mong đợi.

Bước 1: Plan – Lên kế hoạch

Phương châm hành động trong bước này là: “KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH THÌ KHÔNG LÀM VIỆC”. Để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất, bạn cần lên kế hoạch làm việc cho từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng năm để có được hệ thống công việc rõ ràng, bài bản. Việc xây dựng kế hoạch công việc sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những công việc mình cần thực hiện. Đồng thời, nó khiến bạn tập trung vào mục tiêu chung nhất để tránh thực hiện những công việc vô ích.

Nhưng, vấn đề đặt ra là lập kế hoạch như thế nào cho đúng?

– Trước tiên, bạn phải xác định được mục tiêu của mình là gì và ghi chúng ra giấy. Hãy nhớ là phải có mục tiêu ngày, mục tiêu tuần, mục tiêu tháng và mục tiêu năm nhé!

– Sau khi biết mục tiêu, bạn hãy liệt kê ra những công việc cần làm để hoàn thành mục tiêu đó.

– Xác định người thực hiện và thời gian thực hiện cho từng công việc cụ thể

– Xác định những nguồn lực hỗ trợ và chi phí dự kiến

– Cuối cùng, xây dựng một bản kế hoạch chi tiết với đầy đủ những nội dung kể trên!

Lập kế hoạch chi tiết là bước khởi đầu của chu trình PDCA
Lập kế hoạch chi tiết là bước khởi đầu của chu trình PDCA

Bước 2: Do – Thực hiện

CÓ KẾ HOẠCH RỒI THÌ PHẢI LÀM! Đây là điều đương nhiên. Khi bạn đã có bản kế hoạch chi tiết, hãy bắt tay vào việc thực hiện nó. Nếu như bạn cứ chần chừ, trì hoãn thì rất có thể công việc ấy không bao giờ được thực hiện. 

Một trong những thực trạng dễ thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam là việc nhân viên thường xuyên chậm Deadline. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn đang làm cho một doanh nghiệp nước ngoài, tình trạng này rất hiếm xảy ra. Họ có thói quen làm việc đúng lịch, đúng Deadline theo kế hoạch đã đề ra. Dù cho họ có phải tăng ca, làm thêm giờ, làm đủ mọi cách cũng phải đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra. Còn ở Việt Nam thì có đến “trên trời dưới bể” những lý do được đưa ra để biện minh cho việc chậm Deadline.

Để thực hiện công việc một cách tốt nhất, bạn cần: 

– Bám sát kế hoạch thực hiện, thực hiện tất cả các nhiệm vụ.

– Cập nhật tiến độ với các bên liên quan

– Tuân theo lịch trình và thông báo bất kỳ lo ngại cũng như những lưu ý trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Check – Kiểm tra & Giám sát

KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH THÌ KHÔNG LÀM VIỆC. CÓ KẾ HOẠCH RỒI THÌ PHẢI LÀM. VÀ QUAN TRỌNG HƠN, ĐÃ LÀM THÌ PHẢI KIỂM TRA, GIÁM SÁT! 

Nếu bạn cho rằng, bạn đã làm tốt mà không cần kiểm tra thì đúng là một sai lầm lớn. Thứ nhất, công việc nào cũng có thể có sai sót. Đây là điều không tránh khỏi và việc kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện các sai lầm để tránh những hậu quả đáng tiếc. Thứ hai, những vấn đề có thể phát sinh trong khi thực hiện có thể không được dự trù trước trong kế hoạch. Vì vậy, bạn hoàn toàn là người bị động. Nếu như không kiểm tra, giám sát thì bạn sẽ không phát hiện ra những vấn đề đó, dẫn đến kết quả không được như mong muốn!

Quy trình Kiểm tra & Giám sát diễn ra như sau:

– Sau một thời gian thực hiện,cần xác nhận xem kết quả có như dự định và kế hoạch đặt ra không.

– Ghi chú tất cả các thay đổi, sai sót, cách làm tốt nhất, điểm khó khăn và thách thức phải đối mặt

– Xác định nguyên nhân gốc rễ cho các vấn đề

Bước 4: Action – Hành động sửa đổi

Việc Kiểm tra & Giám sát là rất quan trọng nhưng nó chỉ đóng vai trò phát hiện. Bạn nhận biết được những sai sót, vấn đề phát sinh nhưng nếu bạn không hành động thì cũng trở lên vô nghĩa. Vậy nên, bạn phải hành động sửa đổi, đưa ra những giải pháp, công việc kịp thời để khắc phục.

Nhưng, có thực sự việc hành động chỉ để khắc phục những sai lầm? Bạn có gì đảm bảo để những sai lầm này không xảy ra trong những lần tiếp theo? Làm thế nào để rút kinh nghiệm và nhận ra những bài học đáng giá cho sai lầm lần này? Đây mới chính là đỉnh cao của việc kiểm tra, giám sát và hành động. Bạn phải có được những bài học, những kinh nghiệm để tránh sai phạm trong những lần tiếp theo.

Có kiểm tra mà không hành động sửa đổi thì không có ý nghĩa
Có kiểm tra mà không hành động sửa đổi thì không có ý nghĩa

Sách “Giải Phóng Lãnh Đạo” – cuốn sách cầm tay chỉ việc thực hiện chu trình PDCA trong doanh nghiệp

Những gì tôi nói với bạn ở trên là đúng, nhưng chỉ là kiến thức lý thuyết. Khi bạn bắt tay vào thực hiện chúng, bạn mới thấy được những khó khăn thực sự. Chính vì vậy, bạn mới cần phải tìm đến cuốn sách “Giải Phóng Lãnh Đạo” để học hỏi những kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu trong việc áp dụng chu trình PDCA vào từng doanh nghiệp cụ thể. Hơn thế, chỉ một chu trình PDCA không thể giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc được. Sự thịnh vượng của một doanh nghiệp đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố về quản trị, lãnh đạo, hệ thống, con người,…Và tất cả những điều ấy đều được tích hợp trong cuốn sách Giải Phóng Lãnh Đạo.

Nội dung chi tiết cuốn sách “Giải Phóng Lãnh Đạo”

Bạn muốn doanh nghiệp phát triển bền vững, nhất định phải biết những yếu tố sau đây:

– Chương 1: Bàn thành công – Công thức nền tảng xây dựng doanh nghiệp thành công

– Chương 2: 5 cấp độ quản lý

– Chương 3: Quản lý công việc hiệu quả – Công cụ PDCA

– Chương 4: Công cụ lập kế hoạch – Công cụ 5W2H

– Chương 5: Kế hoạch 5 phút

– Chương 6: Quy trình là tài sản

– Chương 7: Tam giác rủi ro

– Chương 8: Tháp nhu cầu Maslow

– Chương 9: 4 nhóm người trong doanh nghiệp

– Chương 10: Hệ thống lộ trình công danh

– Chương 11: Lộ trình đào tạo

– Chương 12: 4 cấp độ lãnh đạo

– Chương 13: Quản lý mục tiêu

– Chương 14: 5 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Cuốn sách "Giải phóng lãnh đạo" với những nội dung hấp dẫn
Cuốn sách “Giải phóng lãnh đạo” với những nội dung hấp dẫn

NẾU BẠN KHÔNG MUỐN DOANH NGHIỆP CỦA MÌNH TRÌ TRỆ, DOANH THU LẸT ĐẸT? NẾU BẠN KHÔNG MUỐN NHÂN VIÊN CỦA MÌNH LÀM VIỆC HỜI HỢT, LÀM SAI, HIỆU QUẢ THẤP? VẬY BẠN HÃY MUA NGAY SÁCH “GIẢI PHÓNG LÃNH ĐẠO” ĐỂ RA GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NHẤT!

MUA SÁCH TẠI ĐÂY!