Thừa – thiếu nhân viên không kiểm soát: CEO “phát điên” vì doanh nghiệp không có bộ máy tổ chức phù hợp

Với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp startup thì câu chuyện thừa thiếu nhân viên diễn ra “như cơm bữa”. Tháng này mới bắt đầu xây dựng một vài chiến dịch quảng cáo – kinh doanh mới nên thiếu nhân sự trầm trọng, “tuyển lấy tuyển để”. Tháng sau chiến dịch kết thúc, bỗng dưng thừa ra một vài nhân viên, không biết xếp cho họ việc gì để làm và cũng không đủ sức trả lương nữa. Mà đuổi việc sau 1 tháng thì không đành. Bạn có đang gặp phải câu chuyện như trên không? Nếu có thì hãy đọc cuốn sách “Tự Động Hóa doanh nghiệp” để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất!

Xây dựng và quản lý bộ máy tổ chức rất quan trọng trong doanh nghiệp
Xây dựng và quản lý bộ máy tổ chức rất quan trọng trong doanh nghiệp

Không cân đối được số lượng nhân viên – Câu chuyện quen thuộc của CEO

Một trong những sai lầm trầm trọng nhất của các CEO khi xây dựng doanh nghiệp chính là việc không xây dựng một bộ máy tổ chức rõ ràng và cụ thể. Khi mới bắt đầu, chúng ta thường rủ bạn bè làm cùng rồi trở thành các co – founder của doanh nghiệp. Sau đó, trong quá trình làm, thiếu một bạn sale thì tuyển thêm sale, thiếu content thì tuyển thêm content,…dẫn đến việc không có bất kỳ một hệ thống, phòng ban cụ thể nào. Điều này không chỉ gây khó khăn trong quá trình quản lý nhân viên, vận hành doanh nghiệp mà còn thể hiện sự không chuyên nghiệp trong cách xây dựng doanh nghiệp.

Sau này, khi việc kinh doanh của bạn lớn mạnh hơn, bạn tuyển thêm 2 bạn sale khác, tuyển thêm vài bạn content, vài bạn chạy quảng cáo nhưng một mình bạn vẫn quản lý tất cả? Bạn vẫn phải tham gia bán hàng, tham gia làm marketing, quảng cáo,…khiến cho mọi việc trở nên cồng kềnh, rắc rối. Và nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp đang hoạt động không rõ ràng. Các thành viên trong doanh nghiệp không biết phòng ban của mình là gì và mình có nhiệm vụ chính như thế nào. Khi gặp khó khăn, điều nhỏ hỏi sếp, điều lớn hỏi sếp khiến sếp mệt mỏi, chán nản vì không cáng đáng được mọi chuyện.

Rồi mỗi tháng, số lượng nhân viên của bạn có sự thay đổi, tháng cần nhiều người, tháng cần ít người mà bạn không biết cách giải quyết khiến cho công việc chồng chéo. Đây thực sự là vấn đề nan giải trong các doanh nghiệp.

Cuốn sách “Tự động hóa doanh nghiệp” hướng dẫn CEO xây dựng bộ máy hoàn chỉnh cho doanh nghiệp

Nhận thức rõ vai trò của bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp, Anh Hoàng Đình Trọng – tác giả cuốn sách “Tự động hóa doanh nghiệp” đã xây dựng một quy trình cụ thể để các CEO có thể tạo dựng được bộ máy riêng cho doanh nghiệp của mình. Ngay cả với những CEO khi lần đầu bắt tay vào thực hiện cũng có thể dễ dàng làm được vì những kiến thức trong sách được viết theo lối văn chia sẻ, rất dễ hiểu. Đặc biệt, bộ câu hỏi được thiết kế với nội dung về nhân viên, phòng ban, chức vụ, mục tiêu khiến cho bạn có cái nhìn chân thực hơn về doanh nghiệp của mình. Từ đó, có thể xây dựng được bộ máy phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, nội dung trong cuốn sách đánh trúng vào “nỗi đau” mà nhiều chủ doanh nghiệp đang gặp phải: doanh nghiệp hoạt động không mục tiêu, tổ chức, nhân viên không hết mình, không kiểm soát được doanh thu, lợi nhuận, giám đốc làm việc 20 giờ/ngày vẫn không hết việc,…Với mỗi một khó khăn, tác giả Hoàng Đình Trọng đều cẩn thận phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề.

Mấu chốt trong cuốn sách này chính là phương pháp để doanh nghiệp vận hành trơn tru, bài bản, có bộ máy rõ ràng. Đồng thời, nó giúp người lãnh đạo được giải phóng, tìm ra những phương pháp, ý tưởng để thôi thúc nhân viên làm việc nhiệt tình, phấn đấu vì mục tiêu của tổ chức.

Cuốn sách tự động hóa doanh nghiệp giúp xây dựng bộ máy doanh nghiệp hoàn chỉnh
Cuốn sách tự động hóa doanh nghiệp giúp xây dựng bộ máy doanh nghiệp hoàn chỉnh

Nội dung cuốn sách “Tự động hóa doanh nghiệp”

Không chỉ nói về cách xây dựng tổ chức bộ máy doanh nghiệp mà cuốn sách “Tự động hóa doanh nghiệp” còn cung cấp nhiều kiến thức khác để bổ trợ trong quá trình hình thành doanh nghiệp. Cuốn sách được thiết kế gồm 3 phần chính theo lối “Cầm tay chỉ việc” và hướng dẫn thực hành luôn cho người đọc. 3 phần đó là: 

Phần 1: Tại sao doanh nghiệp cần hệ thống

Phần 2: 5 hệ thống nền tảng để xây dựng doanh nghiệp bài bản, tự động

– Hệ thống sứ mệnh doanh nghiệp

– Hệ thống tầm nhìn doanh nghiệp

– Hệ thống văn hóa – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

– Hệ thống mục tiêu tổng thể và mục tiêu cho các phòng ban

– Hệ thống tổ chức bộ máy của doanh nghiệp – sơ đồ tổ chức

Phần 3: Đóng gói kiến thức

TÔI MUỐN MUA SÁCH

MUA SÁCH “TỰ ĐỘNG HÓA DOANH NGHIỆP” ĐỂ THOÁT KHỎI CẢNH “LÀM THUÊ” CHO CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA MÌNH VÀ NHANH CHÓNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP LÊN MỘT TẦM CAO MỚI!