Từ Sách Đến Đời

5 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Đâu là bí quyết để doanh nghiệp trụ vững trên đỉnh cao

Không có doanh nghiệp nào có thể “một bước lên mây”, vừa thành lập đã thành công. Tất cả đều phải trải qua một quy trình với đầy đủ 5 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Chỉ có điều, thời gian trong mỗi giai đoạn của từng doanh nghiệp là không giống nhau. Vậy, làm thế nào doanh nghiệp có thể nhanh chóng trải qua những giai đoạn khó khăn và trụ vững ở đỉnh cao trong thời gian dài nhất? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây!

5 giai đoạn phát phát triển của doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Sinh tồn

Trong giai đoạn sinh tồn, nhiệm vụ chính của các công ty là tìm mọi cách để có được khách hàng. Nếu không có khách hàng, bạn sẽ không thể nào tồn tại được.

Cơ cấu công ty được tổ chức đơn giản – chủ sở hữu trực tiếp thực hiện mọi công việc và trực tiếp kiểm soát cấp dưới. Các hệ thống và kế hoạch chính thức tồn tại ở mức tối thiểu hoặc không có. Chiến lược của công ty đơn giản là để tồn tại. Chủ sở hữu đồng nghĩa với công ty, thực hiện tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cùng với các mối quan hệ gia đình, bạn bè, tài chính họ là người cung cấp chính nguồn năng lượng, sự hướng dẫn trong công ty.

Giai đoạn sinh tồn là giai đoạn sơ khai nhất của doanh nghiệp, thường là các startup khi mới bắt đầu kinh doanh, thiếu vốn, thiếu mối quan hệ, chưa có thị phần, chưa có khách hàng. Đây cũng là giai đoạn hết sức quan trọng và khó khăn của doanh nghiệp. Đa phần các startup chết vì không thoát khỏi được giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Kiếm sống

Bước sang giai đoạn này, công ty đã chứng minh rằng nó có khả năng làm việc thực tế. Nó có đủ khách hàng và các sản phẩm, dịch vụ đủ thoả mãn để duy trì khách hàng. Vấn đề của doanh nghiệp vì vậy chuyển từ sinh tồn sang vấn đề về mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí.

Cơ cấu tổ chức của công ty trong giai đoạn này vẫn đơn giản: Công ty có thể có một số lượng hạn chế nguồn nhân lực được kiểm soát bởi quản lý bán hàng hoặc quản đốc. Không ai trong số họ có thể độc lập đưa ra các quyết định quan trọng mà chủ yếu là triển khai cụ thể các công việc của Chủ sở hữu.

Giai đoạn 3: Thành công

Một quyết định mà chủ sở hữu phải lựa chọn trong giai đoạn này là có nên tận dụng khả năng hoạt động của công ty để mở rộng hay duy trì công ty ổn định có lợi nhuận. 

Nếu như chủ doanh nghiệp muốn mở rộng doanh nghiệp thì cần xem xét đến vấn đề vốn, nguồn lực doanh nghiệp và năng lực của bản thân. Từ một doanh nghiệp, nhân bản ra nhiều doanh nghiệp không phải chuyện đơn giản. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tiếp tục đối mặt với vấn đề khách hàng, doanh thu, lợi nhuận.

Việc mở rộng doanh nghiệp còn có hướng khác, đó là chủ doanh nghiệp tách rời khỏi doanh nghiệp cũ và đứng lên thành lập một doanh nghiệp khác có mối liên quan với doanh nghiệp cũ. Điều này là tương đối mạo hiểm. Song nếu có một thị trường thực sự tiềm năng thì cách làm này sẽ mang lại hiệu quả cao.

Lựa chọn duy trì công ty ổn định thì tương đối an toàn nhưng sẽ không tạo được sự đột phá lớn. Tuy nhiên, nếu bạn là một startup với nguồn vốn và nguồn lực hạn chế thì nên lựa chọn phương pháp này để phát triển “chậm mà chắc”.

Giai đoạn 4: Cất cánh

Trong giai đoạn này, các vấn đề chính là làm sao phát triển nhanh chóng và đầu tư cho sự phát triển đó. Các câu hỏi quan trọng, vì vậy, liên quan đến các lĩnh vực sau:

Phân cấp, giao quyền như thế nào cho hợp lý để có thể mở rộng doanh nghiệp.

Liệu Công ty sẽ có đủ nguồn tài chính đáp ứng cho nhu cầu phát triển lớn?

Cơ cấu lại tổ chức bộ máy để doanh nghiệp vận hành bài bản

Thông thường, trong giai đoạn này nhiều doanh nghiệp đã cạn kiệt tài sản và nguồn lực trong giai đoạn trước. Nên để cất cánh thành công, các CEO cần có sự chuẩn bị chu đáo.

Giai đoạn 5: Thu hoạch

Vấn đề lo lắng nhất của công ty khi bước sang giai đoạn này, trước tiên, là gia tăng và kiểm soát lợi nhuận thu về từ sự phát triển nhanh chóng. Và thứ hai, duy trì những lợi thế của quy mô nhỏ, bao gồm khả năng phản ứng linh hoạt và tinh thần kinh doanh. Công ty trong giai đoạn này có nguồn nhân lực và tài chính để tham gia sâu vào việc lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động. Quản lý được phi tập chung hoá, có đủ nhân viên, và có năng lực. Và hệ thống được mở rộng và phát triển tốt. Chủ sở hữu và công ty hoàn toàn tách biệt, cả tài chính và hoạt động.

Công ty giờ đã đến đích. Nó có những thuận lợi về quy mô, nguồn tài chính, các nhà quản lý giỏi. Nếu nó có thể duy trì tinh thần kinh doanh, nó sẽ là một thế lực đáng gờm trên thị trường. Đây cũng chính là giai đoạn phát triển đỉnh cao của các doanh nghiệp. Càng trụ vững ở giai đoạn này trong thời gian dài thì chứng tỏ doanh nghiệp càng mạnh.

Khóa học Giải Phóng Lãnh Đạo – bí quyết vượt qua 5 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Để có thể vượt qua cả 5 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp trên không phải là việc dễ dàng. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ. Vậy nên, các CEO cần một người hướng dẫn, người chỉ đường để nhanh chóng phát triển doanh nghiệp và tránh những trở ngại. Hãy đến với khóa học “Giải Phóng Lãnh Đạo” được hướng dẫn bởi CEO/ người thầy/ người cố vấn Hoàng Đình Trọng. Khóa học sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc về quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Thông tin chi tiết khóa học tại đây: https://tusachceo.com/lien-he-tu-sach-ceo/

ĐĂNG KÝ HỌC!

Share
Để lại bình luận